Biến nhà ống chật hẹp thành thiên đường ngập nắng | Janhome

08/03/2017 - 06:52 684 lượt xem

 

Cùng tham khảo tư vấn của các chuyên gia kiến trúc về việc sửa sang 4 kết cấu vật lý vốn mang định kiến về việc khó cải tạo như giếng trời, cầu thang, cửa sổ hay góc sân vườn… Sớm “hô biến” mỗi căn nhà ống đô thị ngột ngạt thành một tổ ấm xinh xắn, chan hoà ánh sáng tự nhiên và gần gũi thiên nhiên cùng JANHOME!

 

 

Là kiến trúc điển hình ở đô thị Việt Nam nhưng nhà ống mang khá nhiều hạn chế về mặt không gian sống bởi “chiều rộng thì hẹp mà chiều dài thì sâu, làm cho trường khí trong nhà khó hài hòa…” – chị Vân Trang (35 tuổi, kinh doanh tự do, Hà Nội) chia sẻ. Hầu hết các ngôi nhà ống hiện đại không có khoảng sân trong, mặt tiền – mặt nhà duy nhất đón ánh sáng tự nhiên – thì luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài” để tránh ô nhiễm khói bụi. Thậm chí, không ít nhà ở có mặt phố thường bị che kín bởi các tấm biển quảng cáo quá cỡ.

Một số kiến trúc sư đã lên tiếng về các thiết kế lạm dụng ánh sáng nhân tạo và máy điều hoà nhưng thiếu ánh sáng tự nhiên. Điều này thực sự đã biến căn nhà của nhiều người trở thành những “nhà giam lạnh lẽo”. Dưới đây là 4 cách giúp người sử dụng có thể cải tạo không gian nhà ống đô thị hiệu quả:

1. Giếng trời: Bung toả ánh sáng tự nhiên

Giải pháp về ánh sáng tự nhiên được nhiều kiến trúc sư sử dụng khi cải tạo những căn nhà ống chính là “giếng trời”. Không chỉ tạo lối đi đối lưu cho gió mà hệ thống này còn giúp căn nhà lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên.

Đối với những căn có chiều sâu và chiều cao tương đối, chỉ có một giếng trời sẽ không đủ để toàn bộ nhà được thoát hơi. Lúc này, người sử dụng cần nghĩ đến việc xây dựng 2 -3 giếng trải đều suốt chiều dài ngôi nhà. Thông thường, phần lỗ thông thoáng phải chiếm 10-15% diện tích xây dựng.

Giếng trời đặt giữa nhà nên kết hợp với khu vực cầu thang để tối ưu diện tích và gia tăng ánh sáng tự nhiên đổ vào các tuyến giao thông trong căn nhà (Ảnh: Maeda-inc.jp)

Giếng trời đặt giữa nhà nên kết hợp với khu vực cầu thang để tối ưu diện tích và gia tăng ánh sáng tự nhiên đổ vào các tuyến giao thông trong căn nhà (Ảnh: Maeda-inc.jp)

Giếng trời nên có diện tích từ 10 - 15% tổng diện tích nhà xây dựng (Ảnh: Meada-Inc.jp)

Giếng trời nên có diện tích từ 10 – 15% tổng diện tích nhà xây dựng (Ảnh: Meada-Inc.jp)

2. Cầu thang: Cất đặt thông minh, tiện dụng

Không chỉ là “xương sống” của kiến trúc nhà ống, cầu thang còn là nơi các dòng khí vận động mạnh và liên tục để đưa dòng lưu thông lan tỏa khắp các tầng. Cần tránh đặt cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào bởi cách sắp đặt này vô hình chung tạo ra một luồng năng lượng bất ổn.

Bên cạnh đó, với diện tích nhỏ hẹp cũng như không gian tương đối bí, nhà ống nên sử dụng những chất liệu cầu thang nhẹ và gọn như thép hay gỗ. Khi cất đặt, nên hướng tầm nhìn của cầu thang ra cửa sổ để tạo sự dễ chịu cho sinh hoạt của người sử dụng.

Cầu thang thép và gỗ được thiết kế gọn nhẹ, tinh tế và hướng tầm nhìn ra cửa sổ tạo sự thông thoáng (Ảnh: Vo Trong Nghia Architects)

Cầu thang thép và gỗ được thiết kế gọn nhẹ, tinh tế và hướng tầm nhìn ra cửa sổ tạo sự thông thoáng (Ảnh: Vo Trong Nghia Architects)

Cầu thang gỗ sang trọng đẳng cấp không có lan can, tạo không gian rộng rãi (Ảnh phải: Maeda-inc.jp)

Cầu thang gỗ sang trọng đẳng cấp không có lan can, tạo không gian rộng rãi (Ảnh phải: Maeda-inc.jp)

 

3. Cửa sổ: Mở ra không gian mát lành

Với diện tích bề mặt hẹp của những căn nhà ống đô thị, lời khuyên của các chuyên gia dành cho độc giả JANHOME đó là hãy kết hợp hệ thống cửa sổ với không gian xanh để tạo sự hài hoà cho căn nhà.

Thay vì cửa sắt đan nan bí bách và dễ bị bào mòn do tác dụng của khí hậu nóng ẩm nhiệt đới tại Việt Nam, chúng ta nên sử dụng chất liệu kính để “ăn gian” ánh sáng và cảm giác thông thoáng, tự do mà phối cảnh này mang lại.

Lựa chọn màu sắc sáng cho sàn gỗ hay cửa ra vào và nội thất cũng làm cho căn nhà nhìn thông thoáng và dịu mắt hơn (Ảnh: Vo Trong Nghia Architects)

Lựa chọn màu sắc sáng cho sàn gỗ hay cửa ra vào và nội thất cũng làm cho căn nhà nhìn thông thoáng và dịu mắt hơn (Ảnh: Vo Trong Nghia Architects)

Bạn có thể thêm cây cảnh ở khu vực cửa sổ để tạo cảm giác không gian trong lành hơn (Ảnh phải: Maeda-inc.jp)

Bạn có thể thêm cây cảnh ở khu vực cửa sổ để tạo cảm giác không gian trong lành hơn (Ảnh phải: Maeda-inc.jp)

4. Góc sân vườn: Điều hoà vượng khí

Nhà ống sẽ trở nên lý tưởng hơn nếu chủ nhân của chúng đầu tư một góc sân nhỏ trước mặt tiền. Nhưng với đa số kết cấu nhà phố này, sự “phung phí” này là rất khó!

Khu vườn gác mái nhỏ xinh như “lá phổi” giúp điều hoà không khí cho căn nhà và cũng là cách cân bằng hoà khí theo phong thuỷ (Ảnh: Internet)

Khu vườn gác mái nhỏ xinh như “lá phổi” giúp điều hoà không khí cho căn nhà và cũng là cách cân bằng hoà khí theo phong thuỷ (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, các chuyên gia của JANHOME cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc bố trí khu vườn nhỏ trên tầng thượng, biến nó thành tầng ozon với chức năng thanh lọc không khí cho toàn bộ căn nhà. Cây xanh không chỉ giúp không khí trong sạch, thanh lọc bụi bặm của đô thị mà còn đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ nếu được sắp đặt có chủ đích.